Diễn đàn lớp B09K1.2&1.3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Standard Chartered nhận định về hai thách thức của kinh tế Việt Nam năm 2010

Go down

Standard Chartered nhận định về hai thách thức của kinh tế Việt Nam năm 2010 Empty Standard Chartered nhận định về hai thách thức của kinh tế Việt Nam năm 2010

Bài gửi by MrJohn Mon Oct 12, 2009 9:06 am

Standard Chartered nhận định về hai thách thức của kinh tế Việt Nam năm 2010


Khởi tạo bởi : www_vinasme | Đăng bởi : www_vinasme | Cập nhật: 10/10/2009 12:24



Standard Chartered nhận định về hai thách thức của kinh tế Việt Nam năm 2010 Vietnamckbloomberg_1
Standard Chartered nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009 và năm 2010 lên lần lượt 4,9% và 6,7%.

Nhờ
chính sách tài khóa phù hợp và nhu cầu nội địa, Việt Nam đã vượt qua
khủng hoảng khá tốt. Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Việt Nam
nằm trong nhóm ít nền kinh tế không chịu mức suy giảm GDP so với cùng
kỳ. Số liệu GDP quý 3/2009 cho thấy kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi
phục bền vũng dù lĩnh vực xuất khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Standard Chartered nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2009 và năm 2010
Standard
Chartered điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2009 và năm
2010. Theo đó, kinh tế Việt Nam năm 2009 và năm 2010 có thể tăng trưởng
lần lượt 4,9% và 6,7%, mức dự báo trước đó lần lượt là 4,2% và 5%. Tăng
trưởng kinh tế năm 2011 cũng được điều chỉnh lên 7,2% từ mức 6% trước
đó.Standard Chartered nhận định về hai thách thức của kinh tế Việt Nam năm 2010 0910a_1
Báo cáo của ngân hàng Standard Chartered công bố ngày 29/09/2009.

Standard
Chartered cũng điều chỉnh nâng dự báo lạm phát. Theo Standard
Chartered, Ngân hàng Nhà nước sẽ bắt đầu nâng lãi suất cơ bản ở thời
điểm quý 2/2010 chứ không phải quý 3/2010.

đưa ra đánh giá lạc quan về nền kinh tế, Standard Chartered cho rằng
khó khăn hiện tại của kinh tế Việt Nam không giống với khó khăn năm
2008. Cụ thể, việc thâm hụt thương mại tăng cao những tháng gần đây cho
thấy sự mất cân bằng giữa tăng trưởng nội địa và sự suy yếu của bên
ngoài. Dù tỷ lệ lạm phát hiện nay vẫn được kiềm chế tốt, chính sách
tiền tệ và tài khóa mạnh tay khiến người ta hy vọng lạm phát có thể tự
điều chỉnh.Standard Chartered nhận định về hai thách thức của kinh tế Việt Nam năm 2010 0910b_2
Dự
báo của ngân hàng Standard Chartered về tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm
phát, tỷ lệ lãi suất cơ bản và tỷ giá VND/USD năm 2009 và năm 2010


Giá
hàng hóa có thể khiến thâm hụt thương mại và lạm phát trở nên trầm
trọng hơn giống như thời kỳ năm 2008. Tin tức tốt lành ở đây chính là
giá thực phẩm, năng lượng và kim loại được dự báo không tăng quá cao.
Yếu tố nội địa sẽ giúp kinh tế nội địa tăng trưởng mạnh trong quý 3/2009
Tăng
trưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục hồi phục từ mức thấp 3,1% của quý
1/2009 lên mức 5,8% của quý 3/2009. Đà hồi phục chủ yếu đến từ nhu cầu
nội địa, doanh số bán lẻ trong khoảng thời gian từ tháng 4/2009 đến
tháng 8/2009 tăng trưởng khoảng 20%. Sản xuất công nghiệp hồi phục cũng
đóng vai trò quan trọng làm nên tăng trưởng kinh tế dù xuất khẩu liên
tục đi xuống. Tháng 9, sản xuất công nghiệp tăng trưởng 13,8% so với
cùng kỳ.Standard Chartered nhận định về hai thách thức của kinh tế Việt Nam năm 2010 0910c
Tăng trưởng GDP và sản xuất công nghiệp Việt Nam


Việt Nam sẽ gặp những thách thức nào trong năm 2010?
Năm
2008, Việt Nam đương đầu với thâm hụt thương mại và lạm phát cao. Thâm
hụt thương mại năm 2008 lên tới 18 tỷ USD, tỷ lệ lạm phát tháng 8/2008
lên đỉnh cao 28,3%. Standard Chartered tin rằng việc kinh tế tăng
trưởng quá nóng và giá hàng hóa vọtcao là nguyên nhân chính gây ra tình
trạng này.
Nhiều người lo ngại năm
2010, các vấn đề trên sẽ trở lại. Chính sách kinh tế nội địa tất nhiên
cực kỳ quan trọng, tuy nhiên Standard Chartered cho rằng giá hàng hóa
thế giới cũng sẽ gây ra không ít ảnh hưởng đến Việt Nam bởi vấn đề thâm
hụt thương mại và lạm phát cao của năm 2009 liên quan trực tiếp đến giá
nguyên liệu thô quá cao.Standard Chartered nhận định về hai thách thức của kinh tế Việt Nam năm 2010 0910d
Tăng trưởng nhập khẩu và thâm hụt thương mại


Thâm hụt thương mại tăng cao
Những
tháng gần đây, thâm hụt thương mại Việt Nam tăng 1,5 tỷ USD/tháng.
Lượng nhập khẩu máy móc, phụ tùng, hàng điện tử và xe ô tô tăng cao, có
thể thấy nhu cầu nội địa đối với các mặt hàng này ở mức nào. Trong khi
đó, xuất khẩu chưa xuất hiện nhiều điểm sáng. Với mức thâm hụt thương
mại từ tháng 1/2009 đến hết tháng 9/2009 lên tới 6,5 tỷ USD, thâm hụt
thương mại cả năm 2009 có thể lên mức 11 tỷ USD.
Khi
kinh tế nội địa ngày một tăng trưởng mạnh, nhiều người lo ngại mức thâm
hụt sẽ trầm trọng hơn. Mức thâm hụt thương mại từ tháng 1/2008 đến hết
tháng 5/2008 chỉ là 2,7 tỷ USD, điều này khiến người ta không khỏi lo
ngại về vị thế thanh toán quốc tế và khó khăn về tiền tệ của Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối có thể hồi phục trong năm 2010,
lo ngại về cán cân thương mại sẽ gây áp lực lên tiền đồng.
Nên
cẩn trọng theo dõi xu thế này, tuy nhiên có yếu tố cho thấy những
chuyện tệ hại như năm 2008 có thể không lặp lại. Năm 2008, các nhà máy
sản xuất trữ sản phẩm thép với kỳ vọng giá tăng và vì thế khiến thâm
hụt thương mại tăng. Ở thời điểm hiện nay, khi giá thép ổn định, việc
trữ hàng sẽ không lặp lại.
Giá
năng lượng tăng cũng khiến thâm hụt thương mại tăng cao bởi Việt Nam là
nước xuất khẩu dầu thô nhưng lại nhập sản phẩm xăng dầu. Khi nhà máy
lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động, yếu tố cấu trúc gây ra thâm hụt
thương mại đã được giải quyết.
Lạm phát tăng cao
Hiện
tồn tại không ít lo lắng về việc giá cả tăng cao do việc Ngân hàng Nhà
nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Ở thời điểm hiện tại, lạm phát vẫn
đang được kiểm soát tốt. Tỷ lệ lạm phát tháng 8/2009 tăng 2% so với
cùng kỳ và đến tháng 9, mức tăng cũng chỉ là 2,4%.Standard Chartered nhận định về hai thách thức của kinh tế Việt Nam năm 2010 0910e_2
Lạm phát Việt Nam những tháng gần đây

Standard
Chartered dự báo tỷ lệ lạm phát cuối năm 2009 sẽ là 6,6%. Tỷ lệ lạm
phát chỉ tăng nhẹ qua các tháng, mức tăng của tháng 8/2009 và tháng
9/2009 chỉ lần lượt là 0,24% và 0,62%. Chi phí giao thông và viễn thông
(chiếm 9% trong rỏ CPI) chịu áp lực tăng lớn hơn. Giá thực phẩm và nhà
đất (lần lượt chiếm 43% và 10% trong rỏ CPI) hiện chưa tăng quá cao.
Theo CafeF
MrJohn
MrJohn
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 265
Reputation : 10
Join date : 26/08/2009
Age : 40
Đến từ : Đà Nẵng

https://lopb09k12.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết